Hiệu trưởng Trần Công Chánh – Chủ tọa hội nghị kết luận một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyển sinh như sau:

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về nhà trường; tuyên truyền, tư vấn  tuyển sinh truyền thống kết hợp với trực tuyến

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin tuyển sinh và quảng bá về hình ảnh của nhà trường trên các phương tiện thông tin đại chúng đài truyền hình (Bạc Liệu, Cà Mau, Vĩnh Long), các báo (báo Bạc Liêu, báo Tuổi trẻ, báo Tiền Phong), đài phát thanh các huyện, thị xã.

- Tiếp tục tăng cường quảng bá thông tin về tuyển sinh của trường trên các trang mạng xã hội (facebook, zalo....) và trên website của trường để thực hiện công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh online đảm bảo gởi đúng đối tượng có nhu cầu về học nghề[1].

- Tập trung thông tin các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người học, vị trí tương lai sự nghiệp khi tham gia học nghề, chính sách học liên thông, gương người học nghề thành đạt, triển vọng nghề nghiệp việc làm sau khi tốt nghiệp,...Đặc biệt, thông tin tuyển sinh về học đại học 2 giai đoạn.

- Tăng cường thông tin về chính sách của Nhà nước đến với doanh nghiệp, nhất là các chính sách thuế cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động GDNN; hoàn thiện kênh thông tin (website, email, điện thoại.v.v…) về hợp tác với các doanh nghiệp; cung cấp thông tin về năng lực đào tạo, thông tin tuyển sinh của nhà trường; tỷ lệ học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm; thông tin về nhu cầu việc làm, thị trường lao động theo định kỳ.

- Tăng cường tuyển sinh theo mô hình 9+ với đối tượng tốt nghiệp THCS để học liên thông lên trình độ cao đẳng.

- Tập trung tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh theo đặt hàng, nhu cầu đào tạo với tất cả các trình độ đạo tào từ tập huấn, bồi dưỡng đến sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và tuyển sinh đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp.

- Tăng cường tuyển sinh các đối tượng THCS, THPT vùng sâu, vùng xa tham gia học nghề tại trường và ở ký túc xá của trưởng để hưởng chính sách nội trú theo Quyết định 53/2015/QĐ-TTg, ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp.

2. Về đối đượng tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh

- Tập trung tuyển sinh cho cộng đồng, các nhà quản lý (các ngành, địa phương, các doanh nghiệp, hiệu trưởng các trường THPT, THCS), các tổ chức chính trị - xã hội (đoàn thể, hội khuyến học, hội liên hiệp phụ nữ các huyện, thị, xã, phường), các học sinh (có khả năng theo học).

- Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh đến trực tiếp từng gia đình phụ huynh học sinh để cung cấp đầy đủ thông tin đến phụ huynh học sinh. Tăng cường tuyển sinh đến các đối tượng bộ đội xuất ngũ, đối tượng thất nghiệp,...

3. Về cơ chế, phương thức tổ chức đào tạo

- Tập trung xây dựng các phương thức đào tạo theo hướng mở, đa dạng, linh hoạt tạo mọi cơ hội và điều kiện thuận lợi để người học được tham gia học tập tại nhà trường[2] (Giao T. Hiền và T. Quốc trình Hiệu trưởng tại cuộc họp giao ban tháng 9/2020).

- Tuyển dụng, xây dựng chính sách thu hút nhà giáo đối với ngành nghề trọng điểm của trường, đồng thời đưa tập huấn, bồi dưỡng chuyển đổi nghề nghiệp với các nhà giáo ở các ngành tuyển sinh chưa có người học (Các khoa đề xuất, phòng Đào tạo và phòng TC-HC xây dựng kế hoạch, chính sách thu hút).

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin cho các cán bộ, nhà giáo trong công tác tuyển sinh và đào tạo (Phòng Đào tạo đề xuất chương trình tập huấn).

- Tiếp tục xây dựng các chương trình đào tạo phục vụ tuyển sinh theo mô hình 9+ với đối tượng tốt nghiệp THCS để học liên thông lên trình độ cao đẳng.

- Tập trung triển khai thực hiện Quyết định 53/2015/QĐ-TTg, ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp.

4. Đối với Ban tư vấn tuyển sinh và cán bộ tư vấn tuyển sinh

- Đối với Ban tư vấn tuyển sinh.

+ Tập hợp các văn bản liên quan đến công tác tuyển sinh đảm bảo cung cấp đủ thông tin, có đủ cơ sở pháp lý cho cán bộ tham gia tư vấn tuyển sinh làm cơ sở để tư vấn cho các đối tượng đã nêu trên.

+ Thường xuyên làm việc nhóm tuyển sinh để chia sẻ kinh nghiệm.

+ Tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương để kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong công tác tư vấn tuyển sinh.

- Đối với cán bộ tư vấn tuyển sinh.

+ Nâng cao nhận thức của nhà giáo trong việc rèn luyện và nâng cao năng lực hoạt động xã hội của nhà giáo.

+ Xây dựng kế hoạch cá nhân thực hiện công tác tuyển sinh đến cuối năm 2020, đảm bảo khả thi (gày 22/8/2020 nộp về Ban tư vấn tuyển sinh).

 


[1] Công văn số 1819/TCGDNN-ĐTCQ, ngày 11/08/2020 của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp về việc tuyển sinh, đào tạo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại.

[2] Thông tư 32/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 26/12/2018 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn việc hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông tư số 33/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn