TIẾP CẬN NỘI DUNG XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT BẠC LIÊU TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

                                                                                           NGƯT. TS. Trần Công Chánh

 

1. Một số vấn đề cơ bản về văn hóa công sở

Văn hóa công sở là một loại hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều kiển các mối quan hệ của mình với người khác.

Theo nghĩa riêng văn hóa công sở là hệ thống giá trị được hình thành trong quá trình hoạt động của đơn vị tạo thành niềm tin, thái độ, phương pháp làm việc của công chức, viên chức.

Theo nghĩa hẹp văn hóa công sở là cách thức ăn mặc đẹp, phong cách làm việc, kỹ năng ứng xử giao tiếp tạo nên chất lượng, hiệu quả công việc của công chức, viên chức hướng đến xây dựng bộ mặt đơn vị.

Văn hóa công sở là gì?

Văn hóa công sở là hành vi, quy ước nhằm thực hiện chức năng công sở là cơ sở điều khiển quan hệ của mình với người khác

Một cách khái quát thì văn hóa công sở là một loạt các quy ước về hành vi mà các thành viên trong công sở dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với người khác.

2. Một số đặc điểm của văn hóa công sở Việt Nam

- Văn hóa công sở là hệ thống quy phạm và giá trị tiêu chuẩn (chuẩn mực) tồn tại đan xen được mọi thành viên trong tổ chức thừa nhận và làm theo.

- Văn hóa công sở được truyền bá rộng rãi, là nhân tố quan trọng để xây dựng một thói quen, nếp sống chuẩn mực trong cơ quan, đơn vị, trong tổ chức.

- Là biểu hiện của hệ thống phân cấp quyền lực hành chính và vị trí xã hội tại tại cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Là tài sản tinh thần của một cộng đồng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.

3. Một số đặc trưng văn hóa công sở ở một số vùng miền của nước ta

- Vừa cởi mở, vừa rụt rè, trọng cái chung.

- Nặng tình hơn lý, giàu xúc cảm.

- Trọng danh dự hay “bệnh sĩ”.

- Giữ ý trong giao tiếp, nhân ái, vị tha.

- Thiếu quyết đoán, ứng xử mềm dẽo.

- Kết nối cộng đồng, đoàn kết.

- Cần cù, chịu thương chịu khó.

- Trọng tuổi tác, đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm.

- Hạn chế tính toán, không quá lường xa.

- Tác phong tùy tiện, kỷ luật không chặt chẽ.

- Tư tưởng bảo thủ, không cầu thị

- Tâm lý bình quân chủ nghĩa.

4. Một số yếu tố cấu thành của văn hóa công sở.

- Nội quy, quy chế làm việc của cơ quan.

- Ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp.

- Môi trường công sở.

+ Trang phục.

+ Không gian làm việc.

+ Xây dựng quan hệ tình bạn, đồng nghiệp tại công sở.

+ Trình độ cán bộ, nhân viên trong công sở.

5. Vai trò của văn hóa công sở trong hoạt động hàng ngày của cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Văn hóa công sở là quy định hoặc quy chế nhưng đã được mọi thành viên trong cơ quan, đơn vị, tổ chức thừa nhận và tự giác tuân thủ.

- Văn hóa công sở là nhân tố quan trọng để xây dựng nên một thói quen, một nếp sống chuẩn mực trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Văn hóa công sở góp phần thực thi hệ thống phân cấp quyền lực hành chính và vị trí xã hội tại cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Văn hóa công sở là tài sản tinh thần của một cộng đồng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.

6. Chức năng của văn hóa công sở tại cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Chỉ đạo tư tưởng, hành động và hành vi công sở của từng cá nhân trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Chức năng lan truyền, lan tỏa.

- Chức năng xây dựng môi trường công sở thân thiện, lành mạnh.

- Chức năng ràng buộc, liên kết mối quan hệ giữa cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Chức năng khuyến khích, lan truyền trong cơ quan,đơn vị, tổ chức về các hành vi ứng xử trong công sở, về phong thái và cách cư xử lịch sự.

7. Quy tắc 10 điểm trong văn hóa giao tiếp công sở

- Ân cần - (Chu đáo)

- Ngay ngắn (ngăn nắp).

- Chuyên chính (chuyên tâm).

- Đĩnh đạc (tự tin).

- Đồng cảm (chia sẻ).

- Ôn hòa (thân thiện).

- Rõ ràng (minh bạch).

- Nhiệt tình (mẫn cán).

- Nhất quán (chữ tín).

- Khiêm nhường (trọng người).