Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc là một bộ phận quan trọng hợp thành trong hệ thống tư tưởng của Bác về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đoàn kết là sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược quyết định thành công của Cách mạng Việt Nam. Đoàn kết là sức mạnh tạo nên thắng lợi, là then chốt của thành công.
Đối với từng đồng chí trong Đảng ủy, chi ủy và từng đảng viên trong toàn Đảng bộ nhà trường học tập và làm theo phong cách làm việc quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tập hợp, xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong toàn trường.
Cán bộ, đảng viên thực hành phong cách làm việc quần chúng bằng việc học tập và làm theo bằng những việc làm thiết thực:
- Thường xuyên tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của công đoàn viên chức, nhân viên và học sinh, sinh viên.
- Kịp thời chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho các thành viên trong nhà trường.
- Biết đặt niềm tin và tôn trọng tất cả các thành viên trong nhà trường.
- Chú ý lắng nghe và giải quyết kịp thời những kiến nghị chính đáng của các thành viên trong nhà trường và sẵn sàng tiếp thu ý kiến phê bình, xây dựng của cán bộ công đoàn viên chức, nhân viên và học sinh, sinh viên.
- Kịp thời sửa chữa những khuyết điểm, thiếu sót.
- Tăng cường giáo dục làm tốt vai trò lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo đoàn thể và lãnh đạo từng đơn vị phòng, khoa, trung tâm trực thuộc nhà trường.
- Không ngừng tự học hỏi đồng chí, đồng nghiệp, học hỏi mọi người để tự hoàn thiện bản thân.
Đối với toàn thể công đoàn viên chức, nhân viên và học sinh, sinh viên nhà trường, học tập và làm theo phong cách làm việc quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để thực hành đại đoàn kết nhất trí trong toàn trường bằng:
- Thái độ: yêu thương - kính nhường lẫn nhau.
- Hành vi ứng xử: thân ái, khoan dung, độ lượng.
- Thi đua lao động, học tập, nỗ lực thực hành đoàn kết nhất trí.
- Xem trọng tình đồng đội, đồng nghiệp, an hem, bầu bạn.
- Thương cảm chia sẻ, trách nhiệm với nhau.
- Tâm niệm sâu sắc “năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài nhưng vắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay”.
Biết biến quyết tâm của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường thành quyết tâm của quần chúng:
- Người đứng đầu cấp ủy, chi ủy phải cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trở thành hành động thiết thực của cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ nhà trường.
- Người đứng đầu đơn vị cùng với tập thể lãnh đạo phải cụ thể hóa mục tiêu, sứ mạng của nhà trường trở thành nhiệm vụ, công việc cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên, viên chức, nhân viên và học sinh, sinh viên trong toàn trường.
NGƯT - TS. Trần Công Chánh