Để tăng cường đoàn kết nhất trí trong nhà trường, tất cả các thành viên phải cùng nhau quyết tâm, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân gây chia rẽ, mất đoàn kết nhất trí trong nội bộ:

1- Biểu hiện hành vi của chủ nghĩa cá nhân:

+ Làm việc gì cũng chỉ nghĩ đến lợi ích riêng cho bản thân.

+ Không lo phận sự “mình vì mọi người”, chỉ muốn đòi hỏi “mọi người vì mình”.

2- Thể hiện thái độ:

+ Thể hiện “cái tôi” bao trùm từ trong tư tưởng đến hành vi, ngôn ngữ, biểu cảm, việc làm.

+ Khuynh hướng, phủ định mọi thành quả, thành công của người khác.

+ Không tin vào giá trị lịch sử truyền thống của nhà trường, không tin vào sức mạnh đoàn kết nhất trí của tập thể.

 

3- Dẫn đến hệ lụy:

+ Sa vào tham ô, hủ hóa (sống đề cao bản năng, dung túng bản thân).

+ Sống lãng phí, sa hoa, cao siêu, xa rời tập thể, thích lập dị, độc tôn.

+ Tham lam danh vọng, trục lợi bất chấp.

+ Đam mê địa vị, quyền lực, tỏ rõ quyền uy, thế lực bản thân, dòng họ.

4- Thể hiện hành động, việc làm của chủ nghĩa cá nhân:

+ Tự cao, tự đại, ngạo mạn, coi thường phẩm giá mọi người, tạo lập khoảng cách trên dưới trong giao tiếp và ứng xử.

+ Xa rời thực tiễn, coi thường tập thể, tự đề cao bản thân.

+ Xem thường đồng chí, đồng nghiệp, anh em - xem thường cấp dưới và quần chúng lao động. 

+ Ra vẻ uyên thâm, hiểu biết, nặng giáo điều, khuôn sáo.

+ Quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, mệnh lệnh, phán quyết.

5- Kết cục, hậu quả của bệnh chủ nghĩa cá nhân:

+ Đánh mất sự đoàn kết nhất trí từ trong đồng chí, đồng nghiệp, anh em đến trong từng đơn vị, tổ chức cũng như trong cả tập thể nhà trường.

+ Phá vỡ tính tổ chức, ý thức chấp hành kỷ luật trong Đảng, trong đơn vị, tổ chức trong nhà trường.

+ Triệt tiêu tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của tập thể cũng như của từng cá nhân, đơn vị, tổ chức trong nhà trường.

+ Vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bất chấp nội quy, quy định, quy chế của tổ chức, đơn vị, của nhà trường.

+ Phạm sai lầm nghiêm trọng, gây phương hại đến tổ chức, đánh mất đồng chí, đồng nghiệp và cả bản thân.

Để thực hiện mục tiêu, chiến lược xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong nội bộ nhà trường, toàn Đảng bộ, từng chi bộ, đảng viên, viên chức và nhân viên toàn trường phải quyết tâm.

+ Ra sức đề phòng những kẻ địch đó là bệnh hẹp hòi, chủ nghĩa cá nhân.

+ Chữa (ngăn chặn, đẩy lùi) chủ nghĩa cá nhân đó.

Bệnh chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch nguy hiểm bên trong Đảng bộ, chi bộ, trong từng tổ chức, đơn vị trong nhà trường, mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng hành của kẻ địch bên ngoài trong từng tổ chức, đơn vị trong nhà trường.

Kẻ địch bên ngoài không đáng sợ.

Kẻ địch bên trong là đáng sợ hơn.

Vì nó chống phá ta từ trong chống phá ra, vì vậy ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, chữa hết những căn bệnh đó, để làm cho Đảng bộ, chi bộ cũng như toàn thể đảng viên, viên chức và nhân viên trong toàn trường, từng phòng, khoa, trung tâm trực thuộc luôn là khối Đoàn kết nhất trí, trong sạch vững mạnh.

Đối với từng đồng chí trong Đảng ủy, chi ủy và từng đảng viên trong toàn Đảng bộ nhà trường học tập và làm theo phong cách làm việc quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tập hợp, xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong toàn trường.

Cán bộ, đảng viên thực hành phong cách làm việc quần chúng bằng việc học tập và làm theo bằng những việc làm thiết thực:

- Thường xuyên tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của công đoàn viên chức, nhân viên và học sinh, sinh viên.

- Kịp thời chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho các thành viên trong nhà trường.

- Biết đặt niềm tin và tôn trọng tất cả các thành viên trong nhà trường.

- Chú ý lắng nghe và giải quyết kịp thời những kiến nghị chính đáng của các thành viên trong nhà trường và sẵn sàng tiếp thu ý kiến phê bình, xây dựng của cán bộ công đoàn viên chức, nhân viên và học sinh, sinh viên.

- Kịp thời sửa chữa những khuyết điểm, thiếu sót.

- Tăng cường giáo dục làm tốt vai trò lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo đoàn thể và lãnh đạo từng đơn vị phòng, khoa, trung tâm trực thuộc nhà trường.

- Không ngừng tự học hỏi đồng chí, đồng nghiệp, học hỏi mọi người để tự hoàn thiện bản thân.

Đối với toàn thể công đoàn viên chức, nhân viên và học sinh, sinh viên nhà trường, học tập và làm theo phong cách làm việc quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để thực hành đại đoàn kết nhất trí trong toàn trường bằng:

- Thái độ: yêu thương - kính nhường lẫn nhau.

- Hành vi ứng xử: thân ái, khoan dung, độ lượng.

- Thi đua lao động, học tập, nỗ lực thực hành đoàn kết nhất trí.

- Xem trọng tình đồng đội, đồng nghiệp, an hem, bầu bạn.

- Thương cảm chia sẻ, trách nhiệm với nhau.

- Tâm niệm sâu sắc “năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài nhưng vắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay”.

Biết biến quyết tâm của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường thành quyết tâm của quần chúng:

- Người đứng đầu cấp ủy, chi ủy phải cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trở thành hành động thiết thực của cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ nhà trường.

- Người đứng đầu đơn vị cùng với tập thể lãnh đạo phải cụ thể hóa mục tiêu, sứ mạng của nhà trường trở thành nhiệm vụ, công việc cụ thể cho từng cán bộ, đảng viên, viên chức, nhân viên và học sinh, sinh viên trong toàn trường.

 

NGƯT - TS. Trần Công Chánh